Archive | Tháng Ba 2018

NƯỚC TRO TÀU LÀ GÌ? CÓ ĐỘC HẠI KHÔNG? CÓ THỂ THAY THẾ BẰNG GÌ?

NƯỚC TRO TÀU LÀ GÌ? CÓ ĐỘC HẠI KHÔNG? CÓ THỂ THAY THẾ BẰNG GÌ?

Là những câu hỏi mà nãy giờ em nhận được nhiều nhất.

1) Nước tro tàu là gì?

-Nước tro tàu than củi, hiểu theo nghĩa đen đúng là nước tro … bếp. Lấy tro của than củi hoà với nước, lắng cặn, lọc lấy nước trong. Than củi là chất hữu cơ. Đốt cháy, các chất hữu cơ phân huỷ, bốc hơi hết, còn lại tro. Tro than củi chủ yếu là các chất khoáng, nhiều nhất là caclium, potassium (kali), phosphate,… Nước tro có tính kiềm mạnh là do potassium và calcium.

Bánh ú tro tàu

– Nước tro tàu hoá chất: Nước tro tàu thứ thiệt đã trôi đã vào dĩ vãng. Ngày nay ra chợ hay vào siêu thị mua nước tro tàu, thì đó là dung dịch hoá chất (Iue water). Có thể đó là sodium hydroxit (Xút), potassium hydroxide. Cũng có thể là sodium carbonate, hoặc potassium carbonate, hoặc là hỗn hợp cả hai chất này. Có loại còn pha thêm cả nước vôi (calcium hydroxide).

Một loại khác cũng khá phổ biến trên thị trường là Kansui, bán ở dạng nước hoặc bột. Đây cũng là một loại nước tro tàu, có bổ sung thêm phosphate. Nước tro tàu để lâu, độ kiềm sẽ bị hạ do hấp thu khí carbonic bên ngoài. Thêm phosphate vào để làm ổn định độ kiềm. Tất cả các loại chất nêu trên đều có tính kiềm mạnh. Vấn đề là độ kiềm của nước tro tàu cải thiện hương, vị và cấu trúc sản phẩm.

2) Nước tro tàu dùng trong thực phẩm có hại không?

Không. Nước tro tàu than củi, ngàn năm minh chứng rồi, không bàn tới. Nước tro tàu hoá chất cũng không luôn.
Nước tro tàu được dùng rất ít, làm thay đổi pH của bột để cải thiện đặc tính của sản phẩm. Các loại hoá chất dùng làm nước tro tàu nêu trên đều được Châu Âu (2) và Hoa Kỳ cho phép dùng trong thực phẩm. Dĩ nhiên, nguyên liệu phải đạt cấp thực phẩm (food grade), chứ không phải là loại hoá chất trong công nghiệp.

Mì sợi làm từ bột có nước tro tàu sẽ dai hơn và vàng đẹp. Với bột vỏ bánh nướng trung thu, sẽ cho ra thành phẩm vỏ mềm, vàng nâu rất đẹp. Nước tro tàu còn được sử dụng để bảo quản trứng.

Dùng nước tro tàu để chế biến thực phẩm thì an toàn, nhưng thao tác khi sử dụng nước tro tàu trong nhà bếp là điều cần cảnh giác.

Đặc tính của chất kiềm ngược chiều với acid. Người ta sợ acid, nhưng lơ là với kiềm. Chất kiềm gây bỏng mạnh không kém gì acid, tàn phá không chỉ trước mắt, mà còn kéo dào dai dẵng.

Nước tro tàu hoá chất bán ngoài thị trường có nồng độ cao, khoảng trên dưới 50%, độ kiềm mạnh, do đó phải cẩn thận khi thao tác rót mở trong nhà bếp, tránh xa tầm tay trẻ em. Không dùng vật liệu kim loại, nhất là nhôm để chứa nước tro tàu.

Nếu giọt kiềm bắn vào mắt, rửa nhiều lần bằng nước. Bắn vào người, tay chân cũng cần xả nước nhiều lần, sau đó dùng nước chanh hay giấm để rửa qua. Nếu lỡ uống, thì phải đi bệnh viện ngay, dù triệu chứng tổn thương không thấy rõ

3) Có thể thay thế nước tro tàu bằng gì?

Baking soda có pH khoảng 8. Đưa baking soda đưa vào lò nướng bánh, sấy ở 180 độ C, khoảng 90 phút. Baking soda sẽ chuyển thành sodium carbonate. Hoà tan 30% với nước, sẽ được dung dịch có độ kiềm tương đương với nước tro tàu.

4) Cách sử dụng nước tro tàu?

Nước tro có rất nhiều công dụng như : dùng để thắng đường cho bánh nướng, làm vỏ bảnh mềm và đậm màu hơn…vv. Dưới đây JAMJA’s BLOGsẽ chỉ rõ một số công dụng cụ thể của nước tro để bạn có thể hiểu rõ.
Trong vệ sinh hàng ngày, nước tro tàu có tác dụng tẩy trắng các nồi nhôm, chảo bị đen, bám dầu…

This entry was posted on Tháng Ba 7, 2018, in Tin tức.

Bác sĩ Lê Hoàng người hùng chữa hiếm muộn

Hiếm muộn nổi lo của các cặp vợ chồng sau bao ngày trong ngóng mong có con. Hiếm muộn nguyên nhân không phải chỉ riêng ở người phụ nữ mà nam giới cũng là nguyên nhân hoặc cả 2 vợ chồng. Vì thế điểu trị hiếm muộn không phải dễ dàng. cả vợ và chồng điều cần đi khám và điều trị. Bác sĩ Lê Hoàng người mà đang được nhiều chị em trên diễn đàn webtretho truyền tai nhau là khá mát tay, trong việc điều trị bệnh vô sinh – hiếm muộn.

Thế bạn có biết bác sĩ Lê Hoàng này không?

PGS.TS.BS Lê Hoàng được biết như một “người gieo mầm sự sống” bởi ông đã góp phần “ươm mầm sống” cho hàng nghìn cặp vợ chồng hiếm muộn suốt hơn 20 năm qua.

Tốt nghiệp ngành bác sĩ đa khoa hệ chính quy Trường Đại học Y Hà Nội năm 1990, bác sĩ Lê Hoàng về làm việc tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, chuyên ngành Sản phụ khoa.

Ông là một trong nhóm bác sĩ đầu tiên ở miền Bắc được cử đi đào tạo về kỹ thuật IVF ở nước ngoài. Càng làm càng đam mê và ông được bệnh nhân trân trọng gọi bằng cái danh thân thương “sứ giả IVF”.

[​IMG] ​

Với bề dày thành tích trên các mặt trận nghiên cứu khoa học, hàng chục đề tài cấp Nhà nước và cấp cơ sở được nghiệm thu, cả trăm bài báo khoa học đăng trên các tạp chí y học lớn, bằng khen của Thủ tướng, huân chương lao động…

“Ngày nào cũng tất bật như con thoi nhưng không biết mệt khi đọc tin nhắn thông báo “2 vạch” của bệnh nhân hay được chứng kiến những giọt nước mắt hạnh phúc của những bà mẹ nhiều năm mòn mỏi tìm kiếm nay đã được ôm đứa con khỏe mạnh trên tay…là tôi quên hết mệt mỏi”, PGS.TS.BS Lê Hoàng nói.

“Tỉ lệ vô sinh ở các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ tại Việt Nam ngày càng tăng (8-15%). Không những thế mô hình và tình trạng bệnh cũng đa dạng và phức tạp hơn khiến phương pháp điều trị cũng khó khăn hơn. Trong khi đó, số lượng các bác sĩ có kinh nghiệm về VSHM chưa nhiều, chi phí điều trị cao (do thuốc và đầu tư trang thiết bị quá đắt tiền) khiến cho khao khát làm cha làm mẹ của nhiều gia đình chưa trở thành hiện thực.”, PGS.TS.BS Lê Hoàng chia sẻ.

Vào tháng 9 năm 2016 Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã ra đời. Với cơ sở vật chất sang trọng, trang thiết bị đầu tư đồng bộ, hiện đại, đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên, nhân viên y tế được đào tạo chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm, IVF Tâm Anh nhanh chóng trở thành địa chỉ tin cậy của hàng nghìn cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn. Bác sĩ Lê Hoàng hiện là Giám đốc TT Hỗ trợ Sinh sản BV Tâm Anh Hà Nội. Ngoài việc tham gia chữa trị cho bệnh nhân, bác sĩ Lê Hoàng còn thường xuyên tham gia giảng dạy, đào tạo cập nhật kiến thức chuyên môn cho các bác sĩ trẻ tại Hà Nội và các tỉnh thành với mong ước sẽ có được một đội ngũ đông đảo đồng nghiệp giỏi về nghề, nhiệt huyết và có tâm với người bệnh để những người bệnh vốn đã khổ vì bệnh sẽ không còn khổ thêm vì quá trình khám, chữa trị.

This entry was posted on Tháng Ba 1, 2018, in Tin tức.