Archive | Tháng Hai 2023

CASE STUDY SEO: HÀNH TRÌNH BUILD WEBSITE 1M TRAFFIC THỜI TRANG NAM ÁP DỤNG TƯ DUY SMAT THINKING

CASE STUDY SEO: HÀNH TRÌNH BUILD WEBSITE 1M TRAFFIC THỜI TRANG NAM ÁP DỤNG TƯ DUY SMAT THINKING

Chào mọi người, mình là Hải Yến – hiện đang là SEO Manager của HeroSEO. Đây là lần đầu tiên mình đăng bài chia sẻ trong group mình, rất mong nhận được thêm góp ý từ anh chị và các bạn.

Mình xin chia sẻ về Case Study: “Build Website 1M Traffic Lĩnh Vực Thời Trang Nam”

I. THỰC TRẠNG BAN ĐẦU VÀ KHÓ KHĂN CỦA DỰ ÁN
  • Độ cạnh tranh tổng thể: Cao (xem hình bên dưới)
  • Dữ liệu website lớn nhưng chưa tối ưu: sẽ nặng cho khâu audit tổng thể
  • Blog viết nhiều bài nhưng chưa đúng intent, không có top
  • Onpage: Chưa được tối ưu, hầu như cần làm lại 100%
  • Chiến lược content và Onpage như thế nào để đạt được mục tiêu traffic?
  • Backlink profile còn yếu và cần thanh lọc nhiều backlink kém chất lượng
II. 2 YẾU TỐ THEN CHỐT ĐỂ DỰ ÁN THÀNH CÔNG

Thực tế đối với mình, 2 yếu tố quan trọng nhất để triển khai thành công chính là:

  1. Chuyên môn
  2. Cách quản lý dự án

Cụ thể hơn mình sẽ trình bày bên dưới.

III. PHƯƠNG ÁN TRIỂN KHAI
1. VỀ CẤU TRÚC WEBSITE, UX – UI, TECHNICAL
  • Thời điểm đó Blog phân loại còn lộn xộn, nên cần research lại cấu trúc để phân chia cho đúng. Team tham khảo các đối thủ traffic share lớn trong ngành để tham khảo. 

B1: Dùng Serprobot, xuất ra top 5 đối thủ ở mỗi keyword dựa trên bộ từ khóa cam kết

B2: Gắn cho mỗi top môt tỉ lệ CTR ước tính, dùng hàm để tính xem thị phần của các đối thủ là bao nhiêu

B3: Chọn ra các đối thủ có thị phần cao nhất và bắt đầu research, xem cách phân chia danh mục của các đối thủ, chúng có những điểm chung gì và tổng hợp lại. Sau đó lược bỏ bớt để phù hợp với doanh nghiệp và chốt cấu trúc web.

Note: Cách trên dành cho những ai muốn xác định chính xác nhất thị phần dựa trên bộ keywords target, không thì bạn có thể tham khảo đề xuất đối thủ bằng Semrush.

Sau khi dựa vào đặc điểm chung cách các đối thủ chia cấu trúc 

  • Review lại các element, bố cục trên trang blog để đảm bảo tối ưu về mặt UX – UI, cụ thể là Blog chưa có breadcrumb
  • Breadcrumb sản phẩm bị lỗi chạy chưa đúng nên mình có nhờ team code fix lại giúp.

Sửa từ: Trang chủ > Online > Sản phẩm

Đổi thành: Trang chủ > Category > sản phẩm

  • Ngoài ra mình cũng quét lại dữ liệu trên toàn web và tiến hành Audit Technical tổng thể để web clean, gọn dữ liệu, đảm bảo được các yếu tố SEO cơ bản.

+ Xử lý để các thẻ tagged spam trên web: domain/tagged/….

+ Danh mục thiếu heading 1

.+ Trùng lặp thẻ meta, thiếu thẻ meta,…trên nhiểu sản phẩm

⇒ Khâu này là nền tảng cơ bản để tăng trưởng thứ hạng.

2. CHIẾN LƯỢC CONTENT

Đối với dự án kéo traffic lớn, thì trọng tâm vẫn là việc lên chiến lược content – research bộ từ khóa và ước tính traffic dựa trên mục tiêu và tối ưu từ khóa lên top cao và nhiều nhất có thể.

>> Vấn để xử lý content và các khó khăn:

  • Content cũ trên web rất nhiều, nhưng không chuẩn intent, bị dính duplicate nhiều nên cần audit lại toàn bộ để đảm bảo chất lượng content tổng thể (gần cả trăm URL). Còn URL nào có traffic vẫn giữ lại và tối ưu thêm. Bước này dùng GA để lọc và phân loại
  • Ngoài ra cần tận dụng yếu tố theo mùa để sắp xếp thứ tự triển khai cho phù hợp theo xuân, hạ, thu, đông ⇒ Như vậy cũng là cách để có thể thu về lượng traffic nhiều nhất
  • Bộ từ khóa mở rộng của ngành thời trang nam theo hướng blog thông tin khá ít và traffic cũng không cao như thời trang nữ ⇒ Nên sau khi research full ngách liên quan đến thời trang nam thì team cũng tiến hành tìm thêm các ngách mới như: về tóc nam, hình xăm, thể thao, gia đình, sự nghiệp,… Các gợi ý này lấy từ việc lọc Keywords Gap mà có đối thủ trong ngành có thể ranking trong top 10.
  • Khi research ngách mới thì các yếu tố cần chú ý :

+ Phù hợp với đối tượng target của brand (nam, quý ông)

+ Phù hợp theme web để có thể ranking được (Ví dụ như web chuyên thời trang nam nhưng muốn seo key blog liên quan về “quà tặng cho nam” chưa chắc ranking được)

+ Search volume ở mức nào để có thể ranking cạnh tranh được và tối ưu chi phí nhất (SV cao thì có thể khó ranking, SV thấp thì viết nhiều,..)

  • Khi những keywords trên ước tính khi triển khai vẫn có thể không đạt được mục tiêu, thì lúc đó lại cần research thêm ngách mới từ các đối thủ ngoài ngành

Phương pháp tìm: Lọc tìm các topic có thể lên được mặc dù theme web đó không chuyên: Ví dụ dienmayxanh, web blog thông tin tổng hợp,…và ưu tiên các keywords có SV cao

Ví dụ các keywords như: Local Brand, Caption hay, World Cup là gì,…

⇒ Sau đó team chốt plan tiến hành triển khai theo phương pháp linh hoạt: Vừa triển khai – vừa đo lường và điều chỉnh 

+ Nếu topic nào các đối thủ cùng ngành lên được hết thì triển khai hết

+ Các topic chưa rõ được tín hiệu ranking hoặc phần ít đối thủ ranking thì mỗi topic sẽ viết tầm 10 bài để theo dõi tín hiệu, nếu khoảng 2 tuần nhận diện vào ít nhất trang 2 nhanh thì sẽ tiếp tục khai thác.

3. CHIẾN LƯỢC ONPAGE

## Không chỉ Content cần audit full, mà onpage cũng vậy, điều chỉnh toàn tập!

  • Mọi tiêu chuẩn từ: URL, Title, Heading, Hình ảnh,…team đều phải điều chỉnh lại hết khi update content mới

Ví dụ: URL cũ đặt dài, chỉnh lại focus vào keyword chính nên không ranking được, dễ bị cannibal. Quét Screaming Frog để tìm ra các bài viết có liên kết internal link đến link đó để đổi lại thành link mới.

  • Ngoài tiêu chuẩn và quy trình của bên công ty, team cần nghiên cứu thêm các idea tối ưu để tạo điểm nhấn và sự khác biệt, tăng trải nghiệm cho người dùng:

Ngoài việc chèn video từ youtube, team nhúng thêm các đoạn YouTube Shorts (giống Reels của FB) và Short video, ảnh GIF của Pinterest, Video Tiktok ở những vị trí phù hợp

  • Đối với ngành thời trang, hình ảnh là một trong những yếu tố quan trọng nhất, nên team tập trung vào chất lượng và số lượng hình ảnh. “Đối thủ làm 1 thì mình ít nhất phải làm 1.5”.

+ Sử dụng hình ảnh Unique: Hình ảnh bên Brand đầu tư khá chỉnh chu và chuyên nghiệp và thay đổi theo mùa.

+ Ảnh infographic: 

– Loại 1: Đối với các bài hướng dẫn về “Cách làm”, thì cần có hình ảnh minh họa cách bước. Research hình ảnh bằng cách chuyển sang từ khóa tiếng anh, tìm thêm trên Pinterest, Instagram bằng hastag. Nếu không có ảnh sẵn thì tìm lẻ rồi ghép vào, hoặc tìm hình ảnh từ các video youtube

– Loại 2: Mình đặt tiêu chuẩn mỗi bài cần có ít nhất 1 hình infographic (kể cả những bài đối thủ không triển khai loại này), nhờ team research brief content và note idea để gửi phía design thiết kế. Hình ảnh Infographic cần đưa thêm thông tin hữu ích, bổ trợ và liên quan đến đoạn content của vị trí đặt hình.

+ Số lượng ảnh: Số lượng ảnh trên mỗi bài cần = Số lượng ảnh của đối thủ nhiều ảnh nhất trong top 5 + 3 (tối thiểu)

## Giải quyết vấn đề Cannibalization (Ăn thịt từ khóa)

  • Bộ keywords đánh toàn thị trường nên độ chi tiết sẽ cực kỳ cao, vì vậy vấn đề Cannibal ở thời điểm đó rất nhiều và cực kỳ căng não mà team cần giải quyết. Ví dụ:

Cách phối đồ nam

Phối đồ áo sơ mi form rộng nam

Phối đồ áo sơ mi trắng nam

Phối đồ nam hàn quốc

Phối đồ với quần ống rộng nam,…

– Team tập trung vào việc làm rõ intent từ khâu hình ảnh: Hình của cách phối đồ nam thì sẽ hạn chế đưa hình phối có áo sơ mi trắng nếu 2 bài đang bị Cannibal.

– Điều lại chỉnh mật độ density, chèn thêm LSI tăng thêm tính theme cho bài viết. Phần này các bạn có thể dùng Text Razor hoặc Sufer SEO

– Triển khai internal link theo cụm để thông tin được liên kết rõ ràng hơn để Google hiểu rõ nội dung hơn và tránh nhầm lẫn. Nếu 2 bài đang Cannibal với nhau thì đi link từ URL nhận diện nhầm sang URL Target với Anchor text là keyword đang bị Cannibal.

Gỡ cannibal là một quá trình, phải làm và theo dõi liên tục, có những khi đã chỉnh rồi nhưng không theo được như thị trường, thì lại phải nghĩ đến phương án nên tách hay gộp content ⇒ Minh chứng là nhiều khi bài của mình lên được nhưng lại hơi khác so với các đối thủ khác trong top đầu.

Cảm thấy các bài content đã nhận diện đúng, bộ key cũng nằm trong trang 1 trang 2 khá nhiều thì mình tiến hành triển khai schema toàn web, Schema Blog để thúc đẩy thêm và bổ trợ cho phần gỡ cannibal. Chèn thêm schema cũng là một cách tăng mật độ keywords. 

4. TRIỂN KHAI OFFPAGE
  • Đầu tiên là tìm lọc link spam và disavow backlink kém chất lượng. Việc này làm ngay ở đầu dự án! Cái nào traffic = 0 thì dù có chỉ số AS nhưng mình vẫn không giữ.
  • Audit lại backlink profile đã có nhưng còn chưa đảm bảo tiêu chuẩn tối thiểu NAPEWA, link social bị die và mất index khá nhiều
  • Triển khai bổ sung thêm 100 social mới, đăng ký thêm các trang như Google News, Google Podcast,…

⇒ Phải theo dõi và đảm bảo tỉ lệ index cao

Sau khi website đã được audit content và onpage một cách cơ bản, ta sẽ tiến hành thúc đẩy thêm backlink tăng cường:

  • Tận dụng tối đa nguồn backlink miễn phí từ Social, Forum. Share bài, đăng bài lên các nền tảng đối với list URL SEO chính về Topic Thời trang .
  • Chia theo giai đoạn để book thêm báo, GP để xem tín hiệu tăng trưởng
  • Sau khi Website đang trên đà tăng trưởng ổn định, keyword lên top đều và traffic lên dần, tiến hành triển khai thêm text link đi về cho Brand để push sức mạnh tổng thể. Text link thì để an toàn mình chỉ target về brand name, domain web nhiều biến thể chứ không push cụ thể cho keywords, mặc dù lúc đó mình đang muốn thúc đẩy key “Thời trang nam”

⇒ Thật sự ở khâu backlink team mình chỉ triển khai vừa đủ, vì mình vẫn xác định đánh chính vào chiến lược content và Onpage. Tuy nhiên điểm chất lượng ở đây là team có đi link từ những dự án build nội bộ chứ không chỉ phụ thuộc vào nguồn link ngoài (Build nội bộ thì mật độ link out tụi mình kiểm soát nên tuy ít nhưng chất)

V. TRIỂN KHAI VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN TRÊN NỀN SMAT THINKING

Như mình có đề cập ở trên, ngoài vấn đề chuyên môn thì để thành công dự án lớn còn phụ thuộc vào cách quản lý dự án.

Để có thể bao quát được các yếu tố chung để mình triển khai và kiểm soát dự án, mình đã áp dụng theo phương pháp S.M.A.T Thinking do phía anh Tiến cùng đội ngũ team HERO SEO nghiên cứu và phát triển.

S.M.A.T Thinking hiểu đơn giản là 1 phương pháp học SEO theo lối tư duy bài bản hơn và ứng dụng được nhiều kĩ năng khác ngoài kĩ năng SEO. Trong đó:

S – Skill Set:

  • Kỹ năng tin học văn phòng: Quản lý dữ liệu hàng trăm URL SEO với nhiều đầu mục công việc, tiến độ triển khai trên Google Sheet, hỗ trợ mình rất nhiều trong việc kiểm soát task cho team member cũng như báo cáo với cấp trên và khách hàng.
  • Kỹ năng mềm: Giao tiếp trao đổi với coder để fix technical, trao đổi để team nắm được mục tiêu và triển khai, quản lý – training nhân sự và phân bổ công việc. Giữa coder với SEOer đôi khi sẽ bị xung đột thông tin với nhau bởi tính chất công việc.
  • Kỹ năng SEO: Full các yếu tố mình phân tích trên được ứng dụng đúng lúc đúng chỗ.

M – Mind Set:

  • Tư duy ngược SEO: để tìm ra vấn đề và giải quyết, có những idea khác để cạnh tranh hơn so với đối thủ. Tham khảo đối thủ là đúng nhưng nếu không có sự khác biệt thì khó cạnh tranh vị trí trên đối thủ.
  • SEOnSALE cho Conversion: Tối ưu UX – UI, trải nghiệm và cài thêm chức năng web bổ trợ cho Conversion. Mục đích marketing của bất cứ kênh nào cũng quy về việc “ra đơn”

A – Action Set: triển khai, đo lường, quản trị rủi ro mà dự án có thể gặp phải để đưa ra hành động kịp thời.

T – Tool Set:

  • Công cụ SEO: để có data triển khai, check audit, thay thế việc làm tay một số bước.
  • Công cụ lập kế hoạch: Có số liệu về hiệu quả triển khai, có cơ sở để lập và điều chỉnh plan. Biết được tiến độ và đánh giá tốc độ phát triển so với thị trường.
  • Công cụ quản lý công việc: Triển khai một website lớn thì đội ngũ đông, checklist task nhiều nên cần có công cụ kiểm soát về tiến độ và chất lượng. Đồng thời hỗ trợ việc đảm bảo trách nhiệm cho các task của từng member một cách rõ ràng.
V. KẾT QUẢ

Sau hơn 9 tháng triển khai dự án, với một website chỉ từ vài chục nghìn traffic, team HEROSEO đã xử lí được và cơ bản hoàn thành mục tiêu cam kết với khách hàng.

  • Các hot keywords của ngành đều chiếm top 1-2-3: thời trang nam, quần tây nam, vest nam, vest cưới nam, sơ mi nam,…
  • 80% bộ key đánh full ngách thời trang vào top 10
  • Traffic tăng trưởng gấp 10 lần (Xem hình bên dưới)

Quy trình và cách thức triển khai vẫn là nền tảng cốt lõi khi triển khai dự án SEO. Nhưng để thành công cho từng dự án thì phải trải qua quá trình nghiên cứu sâu, hiểu về insight của ngành và dịch vụ, áp dụng phương pháp quản lý bài bản để xây dựng giá trị thật hướng đến người dùng.

Cám ơn mọi người đã dành thời gian đọc hết bài của mình. Mọi người cho mình xin thêm ý kiến và comment thêm nếu có bất kỳ thắc mắc nào nhé ❤ ❤

Hải Yến – HeroSEO

This entry was posted on Tháng Hai 25, 2023, in Marketing.

VẬN HÀNH TEAM SEO NHƯ THẾ NÀO ĐỂ VỪA “CHÁY” VỪA HIỆU QUẢ?

VẬN HÀNH TEAM SEO NHƯ THẾ NÀO ĐỂ VỪA “CHÁY” VỪA HIỆU QUẢ?

Hi các bạn, từ đợt trước mình có dự thi bài viết được mọi người ủng hộ và “giựt giải” trong TÂM SỰ NGHỀ SEO thì cũng có nhiều bạn inbox hỏi mình cách để phát triển đội nhóm và phân rã các công việc Team như thế nào là hợp lý. Thì đây là chủ đề mình cũng không dám chia sẻ nhiều vì mình nghĩ tuổi nghề cũng mình cũng khá là ít ỏi, với lại hiện trong nhóm cũng có nhiều anh chị rất PRO về mảng này nên cũng không dám “sân si” 😂 Thế nhưng hôm nay mạn phép các anh chị em trong nhóm để chia sẻ/ cùng nhau trao đổi thêm quan điểm Vận hành Team SEO như thế nào để vừa “cháy” vừa luôn đạt mục tiêu dự án. Đây cũng là quan điểm của bản thân mình, nên cũng mong các anh chị em nào có quan điểm, đóng góp khác thì cùng nhau chia sẻ nhé.

Hiện tại mình là SEO Manager của SEODO, vận hành 1 Project nhỏ mang tên LILAC với 11 thành viên: 3 team 3 Lead và 1 bạn solo. Project mình đã cùng nhau chinh chiến gần 4 năm, cấp độ Team Lead đều gắn bó với mình 4 năm, còn chuyên viên thì có ra có vào nhưng bạn lâu nhất vẫn 1 năm và bạn Solo cũng đã gắn bó với mình hơn 1 năm qua. Và bài viết này mình cũng sẽ chia sẻ thêm về cách quản lý, vận hành đội nhóm như nào để hiệu quả. Hiện bên mình quản lý với hai hình thức là đội nhóm và Solo dự án.

  1. Solo: Solo thường là những bạn có chuyên môn cao, tay nghề chắc và có thể tự tin “Chiến” và nắm trọn dự án với khả năng của mình; Các bạn tự mình cầm dự án chạy mà không có hoặc rất ít sự hỗ trợ từ các thành viên. Lúc này bạn solo vừa đóng vai trò là Lead dự án, vừa đóng vai trò là các bạn chuyên viên thực thi dự án. Những bạn solo có thể không giỏi về quản lý con người, đội nhóm nhưng về quản lý công việc bản thân thì khá chặt và logic.
  2. Đội nhóm: Là team có nhiều thành viên (Từ 2 thành viên trở lên) và mỗi thành viên sẽ đảm nhiệm một vai trò khác nhau nên sẽ cần có những “kỷ luật” để mỗi bạn chiến cùng 1 mục tiêu của Project.

Vậy cách quản lý đội nhóm như thế nào để chặt & mang lại hiệu quả? Việc quản lý, vận hành Solo & đội nhóm có khác gì nhau hay không? Bài viết hôm nay mình sẽ chia sẻ về phần này nhé.

1. CÁCH VẬN HÀNH ĐỘI NHÓM PHÁT TRIỂN HIỆU QUẢ

Đối với mỗi đội nhóm ở SEODO mình thường sẽ có các vị trí sau: Leader, Chuyên viên content, Chuyên viên kỹ thuật SEO hay với các bạn Solo dự án chuyên biệt. Ngoài ra với mỗi nhóm sẽ có các bạn Thực tập sinh hay các bạn Cộng Tác Viên hỗ trợ để thực thi dự án các hạng mục nhỏ lẻ nữa nhưng mình không đưa vào đây. Trong bài này mình sẽ tập trung 4 vị trí vai trò này là chính.

Đối với mình, để một đội nhóm vận hành tốt, cái cốt lõi không phải là vui hay không mà cần có cách quản lý tốt – Sự trách nhiệm, kế hoạch & niềm tin. Quản lý tốt với mình ở đây không phải quá cao siêu mà là những hoạt động để có thể kiểm soát, đo lường được các hoạt động, các thành viên thực thi trong dự án.

Với các đội nhóm hiện tại & ngay cả bạn Solo dự án, để các bạn có thể nắm được các thành viên hiện tại đang làm những gì & quản trị tốt công việc của bản thân mình hay có thể follow đúng luồng công việc không, bên mình thường có:

  • Thứ nhất, bảng kế hoạch quý, tháng và tuần: Trong bảng kế hoạch này, sẽ show ra tất cả các mục tiêu mà team cần đạt được từng tháng, quý & tuần là gì. Đầu tiên, sẽ lên mục tiêu quý và sau đó sẽ phân bổ, “chẻ” nhỏ các hạng mục công việc tháng và tuần để mục tiêu quý đó có thể hoàn thành tốt nhất. Với mình, chi tiết, cụ thể từng “mi li mét” nhất chính là bảng công việc tuần của team, là lúc team hoạch định các hạng mục cần làm, Người chịu trách nhiệm là ai, hỗ trợ là người nào; Sau khi đã lên được kế hoạch tuần thì sẽ tiến hành phân rã theo từng cá nhân. Mình thấy điều này nó sẽ tốn một chút thời gian nhưng đổi lại Leader và ngay cả mình – Manager có thể quản lý đội nhóm tốt hơn; nắm được bạn nào đang Yếu hoặc bạn đang khó khăn ở phần nào để có Support kịp thời.
  • Thứ hai, Checkout, Checkin mỗi ngày: Không biết văn hóa các công ty khác như thế nào, nhưng bên mình luôn duy trì hoạt động Checkout, Check In cuối ngày. Dù là đội nhóm hay Solo thì đều là lúc nhân sự đứng show với quản lý của mình những hạng mục nào đã làm được hôm nay, có tình trạng trễ không, lý do vì sao và khó khăn là gì. Để từ đó các quản lý có sự hỗ trợ kịp thời cho các bạn ngay tại lúc đó hoặc là sáng mai. Bên cạnh đó, nhân sự cũng sẽ show các hạng mục ngày mai có triển khai, lúc này leader không chỉ nghe mà sẽ xem xét bạn sắp xếp ưu tiên các hạng mục công việc đã chuẩn chưa, có hạng mục nào cần ưu tiên lên trước hay không để điều phối kịp thời.
  • Thứ ba, đo lường đánh giá cuối quý: Bên SEODO mình sẽ có một đặc thù là cuối quý anh em “rủ” nhau 1-1 ra cafe nói chuyện, nói rủ nhau chứ mấy đứa cũng stress lắm 😂 Lúc này sẽ ngồi lắng nghe các nhân sự quý qua về phần chuyên môn, đội nhóm hay kỹ năng như thế nào để từ đó có định hướng phát triển cho các bạn tốt hơn. Và sau mỗi lần đánh giá xong thì mình luôn sẽ có một lộ trình phát triển mới, kế hoạch đào tạo mới cho từng bạn để bạn có “đất diễn” hơn, nâng cấp bản thân và phát triển sự nghiệp của mình.
  • Hoạt động Check In OKRs hằng tuần: Để follow mục tiêu thường xuyên và đưa ra các phương án cải thiện, đạt mục tiêu.

Nhìn chung mỗi công ty, mỗi đơn vị sẽ có các hoạt động quản lý khác nhau để đội nhóm của mình tốt và tốt hơn mỗi ngày. Theo mình, việc quản lý công việc đã khó nhưng việc quản lý con người lại khó hơn mấy lần. Do đó, để quản lý con người tốt, đòi hỏi chúng ta cũng hiểu được insight của thành viên chúng ta là gì nữa. Đặc biệt hơn nữa là Gen Z, thế hệ dám nói ra suy nghĩ thật & làm thật.

2. GIỚI HẠN CÔNG VIỆC CỦA CÁC VAI TRÒ

Để đội nhóm hoạt động tốt, ngoài hoạt động vận hành thì điều mà mình cần làm rõ chính là quyền hạn và giới hạn công việc của các bạn là gì. Mỗi bạn sẽ đóng vai trò như thế nào trong dự án để cùng nhau đạt được mục tiêu của team và của cả phòng.

Hạng mục này trước đó mình cũng đã gặp phải sai lầm, khi không rõ trách nhiệm, dẫn đến Chuyên viên làm việc của trưởng nhóm, trưởng nhóm làm các công việc chuyên viên rồi khiến team bị rối và hơn hết là Hao phí. Trong khi hạng mục công việc A trưởng nhóm làm trong vòng 1h nhưng khi giao đến Chuyên viên lại tốn đến 1h30 & sau đó ông Leader phải check, feedback và người Chuyên viên phải điều chỉnh lại. Sau đợt đó, bên SEODO mình cũng đã tiến hành “tổng tấn công” hoạch định rõ ràng chi tiết các trách nhiệm, tiếp đến ban hành xuống để các bạn có thể hiểu được mình là ai, mình sẽ đóng góp gì cho dự án. Và để các bạn phát triển hơn, thực thi các công việc cao hơn thì chuẩn hóa các ngưỡng công việc như một Chiến lược dự án thì cần phải ĐẠT là cái gì. Từ đó kết hợp với các hoạt động vận hành khiến mọi thứ trơn tru hơn rất nhiều.

Đối với làm việc theo đội nhóm, mỗi người sẽ đóng một vai trò khác nhau, và mỗi người đều là một mảnh ghép để giúp đội nhóm và hơn hết phòng ban đó phát triển. Điều cốt lõi là khiến các bạn hiểu vai trò, đóng góp của mình và nhúng các bạn được vào cùng GIÁ TRỊ của Công ty. Với mỗi vai trò sẽ có các quyền hạn, trách nhiệm khác nhau; ví dụ bạn Content sẽ chịu trách nhiệm content dự án; kỹ thuật SEO sẽ chịu trách nhiệm về Onpage, Offpage & ông Leader là người lên chiến lược, KPI và là người đồng hành, người tư vấn tuyệt vời cho các nhân sự để đạt được dự án. Do đó, Mình nghĩ đối với các bạn/ anh/ chị/ em nào đang gặp khó khăn trong vận hành thì nên review lại một chút việc hoạch định rõ:

  • Chuyên viên nên làm gì? giới hạn công việc chuyên viên?
  • Trưởng nhóm nên làm gì? Giới hạn công việc trưởng nhóm?
  • Và ngay cả ông Solo sẽ làm những hạng mục công việc gì? Giới hạn công việc của Solo như thế nào?

Nói chung nhìn lại, việc vận hành đội nhóm cũng không quá khó; chỉ cần mình có thể làm chuẩn chỉnh từng cái, đặc biệt cần có trách nhiệm, phương án quản lý cho phù hợp để các nhân sự có thể theo được luồng công việc tốt nhất.

3. QUẢN TRỊ VẬN HÀNH PHẢI ĐI ĐÔI VỚI SỰ “PHÙ HỢP & CHẶT CHẼ”

Bên cạnh việc vận hành phức tạp, thì mình thấy việc quản lý team SEO theo đội nhóm hay Solo vẫn còn nhiều rào cản. Mặc dù mình có các phương án vận hành, phương án quản lý đó; thế nhưng người Leader áp dụng không tốt hay không nghiêm túc với nhân sự thì nó không phải là phương án tốt mà còn tác dụng ngược lại. Trường hợp này bên mình cũng đã gặp khi bạn Leader gặp khó khăn về vấn đề quản lý đội nhóm, về chia sẻ tâm sự và định hướng cho nhân sự & cách quản lý không chặt; Sau một thời gian khiến bạn stress và có ý định bỏ vị trí Leader. Vì vậy, theo mình nghĩ, có phương án đó thì cần áp dụng cho triệt để và nghiêm khắc với nó, tránh trường hợp đưa ra rồi làm cho qua, làm cho có thì nó cũng chẳng có tác dụng gì cả. Đây cũng là bài học mà mình rút ra được từ trường hợp mà team mình gặp phải.

Đây cũng là những gì mình muốn chia sẻ, tâm sự với mọi người về cách vận hành đội nhóm & ngay cả với những bạn Solo dự án mà mình đang làm là gì. Hy vọng nó sẽ giúp ích cho một số bạn nào cần. Mình cũng cần học hỏi thêm nhiều, nên hy vọng các anh chị chỉ giáo thêm ạ. Xin đa tạ ☺️

This entry was posted on Tháng Hai 25, 2023, in Marketing.