SEO Bền Vững – Hiểu như thế nào cho đúng?


SEO Bền Vững – Hiểu như thế nào cho đúng?

Bài này Thegioitintuc24h cũng copy thôi ha
—–
Mình hay đi đọc các bài post trên hội nhóm, đại khái thấy những bài viết như “Kỹ thuật SEO bền vững”/ “Cách làm SEO bền vững”, đi kèm với tiêu đề đó là một vài tips, thủ thuật gì đó.

Quan điểm của mình thì: “Bền vững” là một hệ tư tưởng, không phải kỹ thuật 😂

Mâu thuẫn là sự vận động của phát triển, bản chất SEO là cạnh tranh & mâu thuẫn, mà đã là cạnh tranh thì sẽ không thể nào là ổn định, bền vững. Một Website mới đi lên đồng nghĩa với một Website cũ đi xuống.

Mình hay thích ví von SEO giống như trò chơi cuộc sống, sẽ có chu kỳ đi lên và xuống, vậy cần có những mindset gì để trở thành 1 player giỏi?

1. SEO là một quy trình có tính vòng lặp, không có kết thúc

Vì bản chất là cạnh tranh, nên công việc SEO sẽ không bao giờ dừng lại, mà là liên tục mở rộng. Quy trình SEO thường thấy đó là Audit -> Website Architecture -> Onpage -> Entity -> Offpage và cuối cùng là “Tracking”. 

Tracking không chỉ ở việc mức độ hiệu quả của công việc ảnh hưởng đến thứ hạng từ khóa, mà còn phải đo lường cả ngân sách/ thời gian đầu tư so với kết quả nhận lại. 

=> Làm và Tracking liên tục, để từ đó tìm ra những cách tiết kiệm ngân sách hơn nhưng mang lại hiệu quả cao hơn

2. SEO là phải thực hiện toàn bộ đầu công việc đã lên kế hoạch?

Có một khái niệm mình rất thích trong gym đó là MED: Minimum Effective Dose – liều thuốc hiệu quả tối thiểu – làm ít nhất nhưng đem lại hiệu quả cao nhất. Giống như nước sôi ở 100 độ, dù có thêm bao nhiêu độ đi nữa thì nước vẫn không “sôi thêm”, và phần năng lượng đó biến thành phần dư thừa, tốn tài nguyên.

SEO cũng vậy, quy trình SEO được tạo ra để giảm thiểu tối đa rủi ro, cũng như có khả năng truyền đạt đến toàn team. Tuy nhiên nó cũng lại là một con dao 2 lưỡi khi vô tình giết đi tính linh hoạt của từng ngành cần SEO, và làm tăng tỷ lệ bị dư thừa tài nguyên không cần thiết, khiến cho ngân sách và thời gian dự án tăng cao.

=> Đối với mình, SEO giỏi là người biết chọn việc để làm, không phải làm toàn bộ mọi việc.

3. Giữ top đơn giản chỉ là việc duy trì tài nguyên?

Quan điểm của mình, Website cũng giống như cuộc sống của con người, bạn không thể đứng nhất lớp học chỉ bằng việc học lại những kiến thức cũ, mà phải là liên tục mở rộng khung hiểu biết, từ đó áp dụng và nâng cấp bộ kiến thức cũ, tạo nhiều mối quan hệ với thầy cô trưởng khoa, trưởng câu lạc bộ để có được những cơ hội thực tập, trải nghiệm, lợi thế cạnh tranh so với những sinh viên khác.

Giữ top chính là việc không ngừng làm SEO, mở rộng Topic, làm dày hồ sơ backlink, có backlink hiếm từ những Website chất lượng…

=> Giữ top chính là việc liên tục tạo ra khoảng cách, lợi thế cạnh tranh với đối thủ.

4. Google có chu kỳ đánh giá lại ý định của người dùng “search intent” – luôn cập nhật nội dung mới

Một ngày đẹp trời khi ngủ dậy, bạn sẽ thấy SERP Google thay đổi, từ top 10 lên top 1 và ngược lại. Không phải bạn đã làm gì sai, mà đơn giản chỉ là Google cập nhật về Intent của người dùng. 

Google vẫn luôn trong trạng thái học hỏi và cập nhật hành vi của người dùng liên tục, vì vậy SEOer phải thường xuyên cập nhật những ý định của người dùng mới để đáp ứng trong website của mình. 

Vào Search Console/ Chọn trang bạn muốn tối ưu/ Chỉnh khung thời gian 30 ngày, xem những keyword từ top 6 -> 20, đây là những keyword ẩn chứa ý định người dùng mà có thể bạn sẽ muốn đáp ứng trong page đó.

=> Hiểu và dự đoán được ý định người dùng, cung cấp đúng thứ người dùng cần “liên tục”

5. Sẵn sàng cho việc thử nghiệm, dù là có rớt top, ít ra chúng ta vẫn còn biết được đó là cách không hiệu quả, hơn là chẳng làm gì

Mình thấy được rằng những người làm SEO giỏi là những người dũng cảm, không phải vì họ không sợ, mà vì họ sợ nhưng vẫn làm. SEO không có công thức rõ ràng làm A sẽ được B, và chỉ có thể biết được kết quả bằng việc “làm”, chỉ có làm nhiều mới có thể biết được cái nào nên làm. 

=> Những người đưa ra được những quyết định đúng là bởi vì họ đã có quá nhiều quyết định sai.

Xem thêm tại website chúng tôi: