Thư viện

[TÀI CHÍNH] Tại sao HOLD coin lại khó giàu?

Bài viết này nói về coin nói riêng, về lĩnh vực tài chính cũng như đầu tư nói chung. Bản thân Thế Giới Tin Tức 24H luôn cóp nhặt những bài viết hữu ích nhằm lưu trữ trên site xem như 1 thư viện cá nhân, không vì bất cứ mục đích thương mại vụ lợi nào khác. Nếu bạn thấy hay thì hãy Share những bài viết này về máy của mình nhé!

Thái độ & siêng năng quyết định phần lớn sự thành công của mình

Nếu không nhiều tiền hơn họ -> Muốn vượt qua họ -> Phải làm nhiều hơn họ
Không có nhiều kinh nghiệm như họ -> Muốn vượt qua họ -> Kiếm thầy giỏi mà học – học hỏi liên tục và siêng năng hơn họ.
Không có mối quan hệ như họ -> Muốn vượt qua họ -> Phải mở rộng lần những mối quan hệ bắt đầu từ nhỏ nhất và siêng hơn họ.
–> Muốn vượt qua họ thì phải siêng năng hơn họ trong mọi tình huống, luôn học hỏi kể cả người ít kinh nghiệm hơn, nhìn thành công của người khác là thành quả của sự cố gắng chứ không phải may mắn …
P/s : Nhiều việc quá kiếm đệ đây … kiếm đệ không phải kiếm nhân viên … Ngồi cùng hướng, đi chung đường, ăn chung mâm … maizo maizo …
Quan cái trọng : Ai ko có khả năng – hoặc ko thích – hoặc có quá nhiều lý do để không thể cày 14h mỗi ngày trở lên liên tục thì cũng đừng liên hệ nha…

=============

Đặt tiêu đề thế thôi, chứ thực ra hold coin là nhanh giàu nhất. Nhưng tiêu đề đó không sai đâu, HODL (HOLD) coin khó giàu lắm, hãy cùng HP lí giải câu chuyện nhé.

Bản năng của con người dù cả triệu năm nữa cũng không thoát khỏi: Tham lam & sợ hãi, yêu và ghét, lí trí và trái tim. Nó là bất biến, và nó chính là câu trả lời cho tại sao rất rất ít người cuối cùng giàu từ HOLD coin.

Giả sử cùng mua ETH ở giá $200 vào năm 2017, chúng ta sẽ có 2 trường phái như sau:

Người lí trí: Khi X2 – X3 là có xu hướng bảo toàn tài sản. Xin dừng cuộc chơi giữa chừng. Tưởng tượng bạn đầu tư 1 tỷ sau 2 tháng lên 3 tỷ đi, là một người lí trí mạnh tôi tin chắc các bạn chưa chắc giữ được tới X3 chứ đừng nói cao hơn.

Người có trái tim: Bạn biết đấy, ETH không hề lên 1 mạch từ $200 lên $1500. Nó có những lần giảm 40% 50% từ đỉnh, còn giảm 15 – 20% thì nhiều như cơm bữa trong hành trình đó. Đó là 1 xu hướng uptrend đấy nhé, chưa cần tính downtrend. Như vậy để giữ được một mạch từ $200 lên $1000 hay cao hơn chỉ có thể sử dụng niềm tin mà thôi.

Nhìn vào ảnh trên bạn thấy điều gì? Làm sao mà một người có lí trí mạnh có thể chịu được 4 đợt biến động kia, họ sẽ bán ra khi thấy các rủi ro, và chắc chắn không thể giữ được ETH từ $200 tới $1000.

Ngược lại, người đặt niềm tin vào ETH khi giá chia 2 không vấn đề sẽ hold được tới mức $1400 kia. Nhưng lại có một vấn đề, làm thế nào để biết lần chia 2 thứ 4 không giống 3 lần trước? 3 lần trước sau khi chia 2 đều lập đỉnh mới rất cao, lần này chia 2 xong chia 10 tiếp.

Nếu cứ thấy giảm hay nguy cơ giảm mà bán ra thì không thể giữ được tới vinh quang, nhưng nếu cứ giữ mãi thì thiếu gì người đã từ cảnh x5 về thấy coin bị delist. Thêm một phản ứng tâm lý rất thú vị tôi muốn kể cho bạn:

Giả sử một người Hold ETH từ $200 tới $1500 họ chưa bán, nhưng giá tụt về $1400 họ sẽ bị kích thích bán (tâm lý bảo toàn tài sản).

Trong lúc phân vân đó giá tụt về $1000 họ lại không muốn bán nữa, họ mong ETH lên quanh $1300 để bán.

Nếu ETH tụt về $800 sẽ là cảm giác giá này bán gì nữa v.v

Cứ như vậy, nó tạo ra phản ứng lúc nên hành động thì sẽ chờ đợi, lúc muốn hành động thì không được giá, lúc sau lại buông xuôi. Tới mức giá tiếp theo lại muốn bán, được đồng nào hay đồng đó. Đó là lí do một người có thể hold ETH từ 140$ lên $1K4 về 200$. Giá chạy đã điều chỉnh hành vi của họ.

Từ đó nó hình thành nghịch lý: Luôn có chữ “nếu” trong những câu chuyện kể về coin.

  1. Một người thì chưa bao giờ biết X5, x10 để mà chốt.
  2. Một người lại X5, X10 nhất định không chốt chờ chốt X1.2 hay âm

Có người thường ước: Tôi mà ăn 5 – 6 hay 9 – 10 tỷ vậy tôi nghỉ lâu rồi, nhưng tiếc là những người nói câu đó sẽ không bao giờ ăn được để mà nghỉ. Bởi cái tâm lý nhăm nhăm bảo vệ tài sản (người lý trí mạnh) thì làm sao có thể ăn được con số kia. Còn người ăn được con số kia, vừa có cái sự tham vô độ, vừa có cả trái tim nóng nên nhất định đợi gần hòa mới chốt.

Rất ít người linh hoạt, như các cụ nói: Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời để nói về việc tính cách nó ít biến đổi ra sao. Tôi lại tiếp tục minh họa thêm cho bạn về câu chuyện giữa lí trí và trái tim trong trade hàng ngày.

Khi coin đỏ sàn, người hệ trái tim fomo bao giờ cũng dùng hết tiền trước, họ bị kích thích bởi cảm giác giá rẻ. Ngược lại, người hệ lí trí hoặc lỡ tàu hoặc sẽ mua được tại đáy. Nhưng đối với giá bán ra, người mua được ở đáy cũng sẽ bán giá rất thấp. Chính nhờ lí trí, sự cẩn trọng đó nên khi đáy họ mới còn tiền. Minh họa với ADA:

Giá trước đó 0.95, Giá hiện tại 0.86.

  • Hệ fomo: Mua Ada 0.86
  • Hệ lí trí: Thấy Ada còn giảm nên chờ đợi, mua được Ada giá 0.7

ADA bật tăng trở lại, hệ lí trí sẽ bán ADA ở 0.76, lợi nhuận là gần 10%, hệ fomo sẽ bán ADA ở 0.92 (Do tâm lý âm quá lâu làm hạ target). Như vậy dù tổng hành trình hơn 20% đi nữa, thì mỗi type sẽ chỉ ăn dc 5 – 10% là cao.

Một loại sẽ mua quá sớm, một loại sẽ bán quá sớm. Nó chính là đại diện cho tính cách, một người thì quá tham, một người thì lại quá sợ hãi.

Trong một uptrend, người càng tham lam càng lợi thế, nhưng không có uptrend nào kéo dài mãi, lúc đó người lí trí sẽ vượt lên trong đường đua đó. Đáng sợ nhất là những người đánh mất mình, bạn đầu họ sợ hãi, sau đó không chịu được nữa mà trở nên tham lam. Người lúc nào cũng tham, ít ra còn được đoạn đầu sung túc. Kẻ lúc nào cũng lí trí, không ăn to nhưng chắc chắn rất lành. Đau đớn nhất là lúc đầu phòng thủ, lí trí, cuối cùng lại quên hết mà trở nên tham lam.

Câu chuyện giữa lí trí và trái tim, tham lam và sợ hãi vẫn xuyên suốt trong hành trình tài chính, đó là cuộc chiến của TRADE và HOLD. Trade chính là lí trí, Hold chính là trái tim. Chính xác là thị trường được chia thành từng giai đoạn, mà mỗi giai đoạn trade hay hold lại lợi thế hơn chứ không có thứ nào ưu điểm tuyệt đối.

Hãy nhìn diễn biến giá dưới đây:

100 -> 120 -> 105 -> 130 -> 95 -> 120 -> 140 -> 180 -> 260 -> 220 -> 350 -> 320 – > 360 -> 380 ||||| -> 250 -> 300 -> 220 -> 130 -> 150 -> 60

Phần phân cách chính là đoạn giữa uptrend và downtrend. Chúng ta sẽ luôn bắt đầu bằng những giai đoạn đi đi về về, mà ở đó người hold chỉ có nản mà hạ mục tiêu bán ra. Người trade lúc này rất lợi thế. Nhưng quái gở thay, thời điểm đầu luôn là lúc người ta thích hold nhất. Chúng ta hoàn toàn nhận thức được rằng hold mang lại hiệu quả cực vượt trội (bằng cách so sánh thành tích quá khứ, hay so với BTC v.v). Và đại đa số nhà đầu tư đến với thị trường khi bắt đầu cũng là để “hold”. Nhưng thị trường đã từ từ rèn cho họ rằng trade ngon hơn, cứ bán mua 100 bán 120 thì ăn cả 30 vòng rồi. Thực tế lúc đó trade ngon hơn là thật mà. Khi sắp hết giai đoạn trade, họ thường nản với hold mà chuyển qua trade.

Đó cũng chính là khi 10 lần BCH từ 350 lên 400 không bán, lần bán thật thì giá lên 600.

Chuyển sang giai đoạn xanh lá cây rồi, lúc này mọi người ngồi lại và nhận ra rằng Hold ngon nhất. (Không năm nào tôi không nghe người ta đúc kết lại câu này). Lúc này họ bắt đầu đòi hold, trong khi thực tế lúc này nên nghỉ hoặc nên trade thôi.

Người lúc nào cũng trade thì nhiều ăn nhiều, ít ăn ít, mua cao bán cao, mua thấp bán thấp. Tôi chỉ đáng tiếc cho bạn nếu bạn Hold giai đoạn đầu thì thị trường sideway, chán nản chuyển sang trade thì giá lại siêu dựng cột, khi thấy người hold ăn bạn cũng đòi hold. Đừng để thị trường thay đổi bạn, bạn sẽ rơi vào bi kịch.

Thực chất thành quả đột biến của HOLD chỉ xuất hiện trong vài cây nến xuất thần, phần lớn các giai đoạn trade sẽ mang lại hiệu quả hơn. Khi bạn trông thấy những cây nến đó, cũng là lúc bạn đòi hold, đừng hold nữa.

Còn nhớ khi tôi rủ các bạn Hold Altcoin vào tháng 12 chứ, nó chạy diễn biến y hệt minh họa phía trên. Đôi khi tôi quan sát thị trường và thấy như sau, nếu đa số quanh bạn mà thích HOLD rồi, thì thị trường khá rủi ro. Trong thị trường này, có 3 giai đoạn tâm lý:

  1. Nghi hoặc
  2. Sợ hãi
  3. Hưng phấn

Giai đoạn nghi hoặc mới là ngon nhất, chứ không phải khi mọi người sợ hãi đâu. Tức là lúc mọi người còn nghi ngờ việc có uptrend Altcoin hay không vậy, đó chính là thời điểm vàng. Sợ hãi là giai đoạn Panic, phù hợp với ăn hồi chứ đừng ngược dòng. Khi bạn hết nghi ngờ, bạn và hàng ngàn người tin vào điều gì đó, hãy cẩn trọng.

Trở lại với câu chuyện giữa con tim & lí trí. Dù người lí trí tới đâu cũng có trái tim, đó cũng là cách thị trường lấy lại được tiền của người quách tỉnh nhất. Tôi đã chứng kiến một câu chuyện như thế này:

Một nhà đầu từ mua ETH ở $80 và bán ra từ $1200 – $1400 vào năm 2018, có thể coi là đầu tư xuất chúng rồi. Tuy nhiên họ lại mua vào bằng toàn bộ số tiền đã bán ra ở giá $600, sau đó thị trường trở về quanh 150 – $200, thậm chí thấp nhất chỉ $80. Mặc dù hiện nay, ETH đã lên đỉnh mới, nhưng câu chuyện trên nói về vấn đề gì?

Chúng ta có thể rất tỉnh táo khi OUT ETH tận sát đỉnh, không re-enter ngay ở mức $1000, $800 dù nó cũng tụt kha khá so với đỉnh. Nhưng tới 1 mức giá, chúng ta sẽ đánh giá là “rẻ”, “ổn” và xúc động khi mua lại. Lần mua lại đó đủ khiến chúng ta mất tất cả, hãy nhớ vậy.

Còn tại sao trái tim trong chúng ta lại mãnh liệt như vậy? Có thể vì coin từng mang cho chúng ta rất nhiều tiền, có thể vì so với đỉnh năm đó và đáy năm đó ta đánh giá nó rất rẻ rồi. Hãy tưởng tượng như bạn bán được BTC 5XK (Hold từ 7K), giờ lại thấy BTC 18K hay 14K, thật là khó để tránh rút ví.

Rất nhiều người đã X tài khoản với 1 Altcoin, đã nhảy ra chờ giá sụt khá tốt mới mua vào và hold dài tiếp. Nhưng tiếc là mức giá mà họ định hold dài lần 2 không “rẻ” như họ đánh giá. Nó chỉ thấp, nó không hề rẻ.

Tham tham sợ sợ, sợ rồi lại tham, cứ mãi như vậy. Dù qua bao nhiêu lớp người, qua bao nhiêu trò chơi nhưng kể từ thời chưa có internet đi nữa, mọi quy tắc vẫn chưa bao giờ thay đổi. Và rồi ta nhận ra rằng:

Chỉ có thể ăn được một con số vừa đủ từ thị trường mà thôi.

Giàu hẳn hay không sẽ được quyết định bởi:

  1. Tính cách, con người của bạn
  2. Vị thế cuộc sống (tiền bạc, công việc, hoàn cảnh gia đình) của bạn
  3. Số mệnh

1 kẻ quá cẩn trọng không thể nào giàu đột phá. Một kẻ quá tham sẽ giàu nhưng không giữ được. Vị thế cuộc sống cũng vậy, cách ứng xử trước số tiền lớn cũng là một phần kết quả của trò chơi. Và số mệnh thì ảnh hưởng tới mọi thứ trên cuộc đời, kể cả sáng mai ăn cơm hay ăn phở.

Chính tôi cũng không biết đâu là điểm dừng hay đỉnh để chia sẻ với bạn, tự bạn phải tìm và quyết định nó. Sợ hãi nhiều thì cuộc sống thật nhàm chán, nhưng tham quá cũng không nên bạn nhé.

PGS – TS Nguyễn Hoài Phong

Source: https://hoaiphong.com/2021/02/tai-sao-hold-coin-lai-kho-giau.html

Xem thêm những chủ đề khác:

Thái độ & siêng năng quyết định phần lớn sự thành công của mình

Thái độ & siêng năng quyết định phần lớn sự thành công của mình …

Nếu không nhiều tiền hơn họ -> Muốn vượt qua họ -> Phải làm nhiều hơn họ

Không có nhiều kinh nghiệm như họ -> Muốn vượt qua họ -> Kiếm thầy giỏi mà học – học hỏi liên tục và siêng năng hơn họ.

Không có mối quan hệ như họ -> Muốn vượt qua họ -> Phải mở rộng lần những mối quan hệ bắt đầu từ nhỏ nhất và siêng hơn họ.

–> Muốn vượt qua họ thì phải siêng năng hơn họ trong mọi tình huống, luôn học hỏi kể cả người ít kinh nghiệm hơn, nhìn thành công của người khác là thành quả của sự cố gắng chứ không phải may mắn …

P/s : Nhiều việc quá kiếm đệ đây … kiếm đệ không phải kiếm nhân viên … Ngồi cùng hướng, đi chung đường, ăn chung mâm … maizo maizo …

Quan cái trọng : Ai ko có khả năng – hoặc ko thích – hoặc có quá nhiều lý do để không thể cày 14h mỗi ngày trở lên liên tục thì cũng đừng liên hệ nha…

Tác giả: Phạm Nhật

Có nên học nghề lập trình viên hay không

Tình hình là có 1 số bạn inbox nhờ mình tư vấn về thông tin và mong muốn theo nghề lập trình, nên có đôi điều muốn chia sẻ chung với các bạn sắp theo nghiệp lập trình như sau :

Điều 1: Nghề lập trình là một nghề vất vả, không khác làm cave là mấy (xin lỗi vì so sánh hơi thô, nhưng thực tế nó là như thế ). Vì sao tôi nói nghề lập trình giống cave. Nghề lập trình cần cày đêm để phục vụ khách . Đúng, làm lập trình mà ko cày đêm thì ko thể trở thành senior chứ đừng nói là Manager gì cho mệt đầu 🙂

nghe-code

Điều 2: Nếu muốn dấn thân vào nghề lập trình, bạn phải chấp nhận phục vụ khách. Vì sao? Vì khi làm dự án với khách hàng, đặc biệt muốn có nhiều lúa thì phải làm với khách hàng nước ngoài, các bạn phải chiều chuộng hết mức. Kể cả với các khách hàng lệch múi giờ (Mỹ, Úc) các bạn vẫn phải thức đêm để phục vụ. Đó là điều bình thường vì khách hàng chia tay các bạn, các bạn cũng chả có việc mà làm , nên nhớ là…làm thế nào thì làm cứ phải lấy cái tiêu chí cái khách hàng muốn, chính là cái bạn làm, chứ ko phải cái bạn làm là cái khách hàng muốn 😀.

Điều 3: Nếu bạn là sinh viên, bạn đang phân vân ko biết ngành lập trình thế nào, thì tôi nói với bạn, nghề lập trình là một nghề nhàm chán và hại sức khỏe. Bản thân tôi code khoảng 11h một ngày, tôi chỉ rời máy tính khi đi đái, ăn trưa, ăn tối và ngủ (khoảng 6.5h/ngày) trong vòng 3 năm mới thành senior. => Ngày trước học đại học thôi, bầy giờ làm biếng rồi, khoái kinh doanh lụm lúa hơn :)))

nghe-code-2
Nên nếu muốn bước chân vào ngành lập trình, đừng có mơ đó là nghề nhàn hạ, bạn mặc vest, làm vài thứ vi diệu với máy tính và công ty trả bạn 1000$/tháng, thì không có đâu. Nên nếu bạn có tố chất của một nhân viên kinh doanh thì đừng làm lập trình, đó là lời khuyên chân thành của tôi và tôi đã bỏ nghề vì lí do này… hahaha =))

Điều 4: Các bạn học sinh THPT đang hỏi, nên học trung tâm (Aptech, NIIT) hay đại học. Thì câu trả lời của tôi là hiên nhiên là ĐẠI HỌC. Vì sao? Vì ĐH nó là cung cấp cho bạn tư duy tốt hơn. Tôi ko chê các bạn học trung tâm tư duy không tốt. Nhưng thực tế chứng minh là gì? Các bạn học Aptech, NIIT… tốt nghiệp vào xin việc thì làm ngay lập tức code tốt hơn vì ở trung tâm họ đào tạo để học viên kiếm tiền ngay trước mắt thôi, nhưng khi thay đổi công nghệ, có tài liệu mới các bạn tiếp cận chậm chạp và tệ hơn. Đây không phải tôi chủ quan, mà là thực tế chứng minh, 3 tháng đầu các bạn trung tâm code tốt hơn, làm việc hiệu quả hơn, nhưng sau 3 tháng, các bạn học ĐH lại tiến bộ hơn và làm leader. Và đơn giản thôi, bây giờ bạn muốn xin việc, tối thiếu là tốt nghiệp đại học, chuyên ngành IT bạn nhé. Có thể bạn nghĩ tôi cực đoạn, nhưng luật chơi ở XHCN của chúng ta nó thế rồi.. 🙂

Điều 5: Tôi muốn nói, nếu muốn trở thành một excellent dev, thì ngoại ngữ là một yếu tố ko thể thiếu. Thay vì láy lí do chơi game, hãy cày English nhiều nhất có thể. Vì với kinh nghiệm khi còn ở Việt Nam cũng luân chuyển qua nhiều cty tôi đã từng làm, không tính đến những công ty không chuyên về công nghệ, bạn ko có English, chẳng ai thèm chú ý tới bạn cả. Chưa kể tới những công ty làm cho thị trường EU, US,..thì English là tấm vé để bạn vượt qua vòng phỏng vấn. Hoặc nếu thích JAV, hãy học tiếng Nhật, vì Japan cũng là một thị trường lớn của ngành phần mềm ( Cái này chia sẻ luôn là tôi thích và theo Java nhưng k biết tiếng Nhật mặc dù may mắn có thời gian ngắn ở đó) . 😀

Nên học nghề lập trình hay không

Điều 6: Lập trình ko cần bạn thành một ngôi sao. Điều đó có nghĩa gì? Lập trình là làm việc theo team, nên nếu bạn là ng theo chủ nghĩa cá nhân, bạn sẽ gặp khó khăn, bạn có thể thông minh, bạn giỏi hơn ng khác, nhưng khi chạy dự án bạn chả khác gì những member khác, hãy học cách tôn trọng đồng đội và giảm cái tôi của bạn xuống ngay từ bây giờ.

Điều 7: Nếu bạn đang làm một sinh viên, hoặc newbie mới bắt đầu làm quen với lập trình…..dừng ngay việc đăng mấy câu hỏi ngớ ngẩn, kiểu char trong Java là gì, Interger… dùng để làm gì,??? Xin thưa là sẽ không ai quan tâm đâu. Thay vì đó, tập cho mình thói quen tự nghiên cứu, hãy google trước khi hỏi, đó là điều tốt nhất. Vì khi đi làm, ko ai chỉ cho bạn từng dòng code đâu, hãy tin tôi đi.

P/s: Vậy nhé…. đọc xong 7 điều trên mà vẫn còn tiếp tục đam mê với lập trình thì chắc chắn bạn sẽ thành công với nó đấy… 🙂 . Còn lại thì sẽ giống như tôi, tận dụng lập trình để đi làm kinh doanh kiếm lúa… =)))

Tìm kiếm các chủ đề hot của nghề lập trình theo các cụm từ sau: nghề lập trình viên hiện nay, đặc điểm của nghề lập trình viên, nghề lập trình viên ở việt nam, lập trình viên tuyển dụng, lương ở lập trình viên, phần mềm lập trình viên, học lập trình viên, việc làm thêm lập trình viên,