Thư viện

Bệnh viêm gan B có chữa khỏi được không? chế độ ăn cho người bệnh

Bệnh viêm gan B có chữa khỏi được không? chế độ ăn cho người bệnh. Viêm gan B lây qua đường nào. Đối với người viêm gan mạn tính cần lưu ý

Bất ngờ bạn biết mình bị dính viêm gan B nhưng không biết vì sao. Bệnh viêm gan B lây qua đường nào đều có trong bài này. Xem ngay bài viếthãy chia sẻ nếu thấy hay nhé

Viêm gan B là một căn bệnh tấn công lá gan. Căn bệnh này do siêu vi viêm gan B (HBV) gây ra. Khoảng 4.9% (1 trong 20) người Mỹ bị nhiễm HBV. Khi đa số những người lớn khỏe mạnh và trẻ em lớn tuổi nhiễm HBV, hệ miễn dịch của họ có thể chống lại căn bệnh này. Họ bị nhiễm bệnh viêm gan B “cấp tính” trong thời gian ngắn.

Nhiều người bị nhiễm bệnh thường không cảm thấy có triệu chứng gì và thậm chí không biết là mình nhiễm bệnh. Khoảng 90% trẻ nhỏ sinh ra đã có mẹ mắc bệnh đều nhiễm bệnh viêm gan B.

Khi bạn nhiễm HBV trong sáu tháng hoặc lâu hơn, bạn được coi là mắc bệnh lâu dài hoặc “mãn tính.” Theo Các Trung Tâm Kiểm Soát và Ngừa Bệnh Hoa Kỳ (CDC), khoảng 20 tới 30% trong số 1.25 triệu người Mỹ mắc bệnh viêm gan B mãn tính đã mắc bệnh trong thời thơ ấu.

Viêm gan B có chữa khỏi được không?

Không ít bệnh nhân viêm gan siêu vi B mà cả gia đình người bệnh đều có suy nghĩ, liệu bệnh có thể chữa khỏi hẳn hoàn toàn được không?

Các bác sĩ cho biết, các loại thuốc điều trị viêm gan B mạn tính hiện nay nhằm mục đích làm cho siêu vi B ngưng hoạt động, không sinh sản được (đưa về dạng người lành mang mầm bệnh) và như vậy ngăn chặn và giảm thiểu tối đa biến chứng xơ gan và ung thư gan. Khi ấy thử máu chỉ còn vỏ HBsAg mà không thấy HBV – DNA (HBV – DNA = 0).


Khi người bệnh đã đưa HBV – DNA = 0, người bệnh vẫn phải được bác sĩ chuyên khoa lên kế hoạch điều trị và theo dõi liên tục bởi vì siêu vi B vẫn còn tồn tại trong cơ thể và vẫn có khả năng tái hoạt động gây biến chứng tại gan. Không nhiều trường hợp cơ thể loại cả vỏ HBsAg tỉ lệ loại trừ hoàn toàn siêu vi B (HBsAg âm tính) khoảng 1% sau một năm điều trị.

Phụ nữ có thai mắc viêm gan B nguy cơ truyền bệnh sang cho con trong khi sinh là rất cao. Những trường hợp trẻ sinh ra mắc viêm gan B có tới 90% sẽ chuyển thành viêm gan B mạn tính. Do đó, điều trị bệnh là điều cần thiết để bệnh không có cơ hội quay lại tấn công cơ thể người.

Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc hiệu trị khỏi hẳn bệnh viêm gan B. Tuy nhiên nếu được phát hiện và điều trị viêm gan B sớm thì có thể đưa bệnh về ngưỡng an toàn. Rất nhiều bệnh nhân được điều trị có thể chung sống hòa bình với viêm gan B suốt đời và không có biến chứng nào nguy hiểm xảy ra.
Do bệnh viêm gan siêu vi B khó chữa và khó phát hiện nên mọi người nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị bệnh được kịp thời.

Chế độ ăn trong thời kỳ viêm gan mạn tính

Khi giai đoạn viêm gan cấp tính đã qua, bệnh nhân ở vào tình trạng “yếu gan”, thời kỳ này có khi kéo dài rất lâu. Bệnh nhân không chịu được những bữa ăn có quá nhiều chất béo, nhiều loại thực phẩm, hoặc những thay đổi đột ngột về môi trường, khí hậu.

* Chế độ ăn cần chú ý đến những điểm sau:

– Thức ăn phải tươi, tránh để lâu, không nên nấu nướng cầu kỳ

– Không dùng những thực phẩm lạ dễ gây dị ứng

– Nên ăn nhiều bữa để hấp thu tốt hơn, chú ý dùng chế độ ăn nương nhẹ cả gan lẫn dạ dày và ruột

– Ăn nhiều thịt nạc nhưng tránh ăn thịt súc vật non vì có chứa nhiều nucleoprotid

– Nên ăn nhiều sữa, trứng ăn vừa phải và chỉ nên dùng trứng tươi

– Các chất béo chỉ nên dùng ít và dùng dạng dầu thực vật, tránh dùng mỡ động vật

– Tăng cường chất đường, mật, bột ngũ cốc

– Rau quả loại tươi, mềm, ít xơ, nhiều ngọt

– Không dùng gia vị, rượu, bia, chất kích thích…

* Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn:

– Năng lượng: 35Kcal/kg cân nặng hiện tại/ ngày

– Proid: 1-1,5g/kg cân nặng hiện tại/ ngày

– Lipid: 15-20% tổng năng lượng. Axít béo chưa no một nối đôi chiếm 1/3, nhiều nối đôi chiến 1/3 và axít béo no chiếm 1/3 trong tổng số lipid

– Đủ vitamin (đặc biệt là vitamin nhóm B, K) và muối khoáng.

– Nước: 1,5- 2lít/ngày

– Số bữa ăn: 3-4 bữa/ ngày

IV. Chế độ ăn khi bị xơ gan

Bệnh nhân vị xơ gan cần cung cấp nhiều protid (1,5-2 g/kg mỗi ngày) và glucid, nhiều vitamin nhóm B, vitamin K. Khi có cổ trướng cần ăn nhạt. Nếu tĩnh mạch thực quản giãn, cần tránh thức ăn có nhiều xơ cứng, đề phòng cọ xát gây vỡ tĩnh mạch do thức ăn. Chế độ ăn trong điều trị xơ gan cần áp dụng kéo dài khoảng 6 tháng hoặc lâu hơn nữa.

Nếu bệnh nhân có nguy cơ bị hôn mê gan (do gan suy nặng), cần hạn chế chất đạm do protid không hấp thu được sẽ đọng lại trong ruột sinh ra nhiều NH3, ngấm vào máu gây độc cho hệ thần kinh.

Đồng thời với chế độ ăn trong điều trị xơ gan, cần tăng cường các vitamin nhóm B như B1, B2, PP và các axit amin.

V. Một số thực đơn tham khảo

Mẫu 1: 1500Kcal/ ngày, Protid: 59g, Lipid: 22g, Glucid: 262g

– Sáng: Bún thịt bò (bún 200g, thịt bò 30g), quả chín: 100g

– Trưa: cơm 2 lưng bát (100g gạo), thịt nạc viên hấp 60g, canh bí 200g, nước cam 200ml

– Chiều: cơm 2 lưng bát (100g gạo), thịt bò xào rau cải (thịt bò 40g, rau cải 200g, dầu ăn 5ml), đu đủ 100g

– Tối: sữa tươi 200ml

Mẫu 2: Năng lượng 1770 Kcal, Protid: 82g, Lipid: 31g, Glucid: 288g

– Sáng: cháo thịt (gạo tẻ 30g, thịt nạc 30g), quả chín 100g

– Trưa: cơm 2 bát, thịt bò xào thập cẩm (thịt bò 50g, hành tây 20g, mộc nhĩ 5g, tỏi tây- cà rốt 30g, đậu cô ve 20g), canh cải 1 bát

– Chiều: cơm 2 bát, đậu sốt cà chua (đậu phụ 100g, cà chua 50g), tôm rang 50g, canh rau 200g, quả chín 100g

– Tối: sữa 200ml

Mẫu 3: Năng lượng 2100 Kcal, Protid: 86g, Lipid: 44g, Glucid: 347g

– 7h sáng: Bánh mì trứng (bánh mì 1 cái, trứng gà 1 quả, dầu ăn 5ml), quả chín 100g

– 9h: 1 cốc chè đỗ đen (đỗ đen 20g, đường kính 20g, bột đao 5g)

– 11h: cơm 2 bát, thịt rim 50g, canh bí xanh tôm nõn (bí xanh 200g, tôm nõn 10g, dầu ăn 3ml), quả chín 200g

– 15h: 1 hộp sữa nước 200ml

– 17h: cơm 2 bát, thịt gà rang 80g, rau muống luộc 200g, quả chín 200g.

Phương pháp điều trị viêm gan siêu vi B

Ngày nay, với tiến bộ của y học, viêm gan B đã và đang được điều trị rất tốt. Không phải trường hợp viêm gan B nào cũng cần dùng thuốc điều trị, tùy từng trường hợp và cơ địa của bệnh nhân, bác sĩ cho những phác đồ điều trị riêng.
Giai đoạn cấp tính (diễn tiến bệnh < 6 tháng)

Chủ yếu là điều trị hỗ trợ:

● Nghỉ ngơi tuyệt đối trong thời kỳ có triệu chứng lâm sàng.
● Hạn chế ăn chất béo, kiêng rượu bia, tránh sử dụng các thuốc chuyển hóa qua gan.
● Xem xét nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch nếu cần thiết.
● Có thể sử dụng các thuốc bổ trợ gan.
● Riêng đối với thể viêm gan tối cấp: Cần điều trị hồi sức nội khoa tích cực. Có thể cân nhắc sử dụng thuốc kháng vi rút đường uống
Giai đoạn mãn tính (diễn tiến bệnh > 6 tháng)

Khi bước sang giai đoạn mãn tính, tùy từng trường hợp, bệnh nhân có thể có chỉ định dùng thuốc. Thuốc điều trị viêm gan B mãn tính nhằm mục đích tác động lên hệ thống miễn dịch của cơ thể đối với kháng nguyên của HBV trên bề mặt tế bào gan và ức chế sự nhân lên của virus, ngăn cản nhiễm virus lên các tế bào gan bình thường.

Trong quá trình điều trị, cần tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ, để tránh tình trạng kháng thuốc phải thay đổi phác đồ điều trị rất tốn kém và phức tạp.

Có thể bạn quan tâm: bệnh gan nhiễm mỡ

Để việc điều trị đạt được hiệu quả tốt nhất, bệnh nhân cần tuân thủ phác đồ điều trị để có thể kiểm soát diễn biến của bệnh, đồng thời phòng ngừa lây nhiễm sang cho người khác. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc hoặc điều trị theo lời truyền miệng hoặc dùng các bài thuốc dân gian, thuốc Đông Y chưa được kiểm chứng. Nếu điều trị tốt, người mắc viêm gan B mãn tính có thể hạn chế được các biến chứng nguy hiểm.

Đối với người chưa mắc viêm gan B

Có các kiến thức cơ bản về viêm gan B: đường lây truyền, biểu hiện lâm sàng,…
Tiêm vaccine viêm gan B càng sớm càng tốt, đây chính là biện pháp phòng ngừa lây nhiễm viêm gan B hiệu quả và an toàn nhất mà người bệnh có thể thực hiện
Cẩn trọng trong quá trình nhận máu và các chế phẩm từ máu.
Duy trì mối quan hệ chung thuỷ, luôn biết rõ tình trạng sức khoẻ của bạn tình. Sử dụng bao cao su khi quan hệ với những người mà bạn không chắc chắn về tình trạng sức khoẻ của họ.
Không dùng chung bơm kim tiêm và các vật dụng cá nhân.
Không xăm mình, xỏ lỗ tai
Nếu mang thai, hãy đi xét nghiệm viêm gan B.
Phòng ngừa lây nhiễm viêm gan B vì đây là căn bệnh có diễn biến bệnh âm thầm, khả năng dẫn đến biến chứng về gan lớn. Viêm gan B là một căn bệnh có mức độ lây lan mạnh, nếu không có các biện pháp phòng ngừa, virus viêm gan B sẽ dễ dàng truyền từ người bệnh sang người lành qua các hoạt động trong đời sống hàng ngày. Bệnh cũng dễ dẫn tới nhiều biến chúng nguy hiểm tại gan, có thể đe doạ tới tính mạng của người bệnh do đó theo các bác sỹ phòng khám Gan Kim Mã, chúng ta cần chủ động trong việc ngăn ngừa lây lan viêm gan B trong cộng đồng.

Chích ngừa viêm gan B nhưng vẫn thiếu kháng thể phải làm sao

Kháng thể kháng siêu vi viêm gan B (Anti HBs hay HBsAb) là kháng thể chống lại kháng nguyên bề mặt virus viêm gan B (HBsAg). Nồng độ kháng thể viêm gan B đủ để bảo vệ chúng ta là trên 10mUI/ml, khi ấy cơ thể người đã được bảo vệ để chống lại sự xâm nhập của virus viêm gan B.

Kháng thể HBsAb có trong 2 trường hợp: Do chủng ngừa viêm gan B tạo ra hoặc do virus viêm gan B trước đó đã xâm nhập vào cơ thể nhưng bị hệ thống miễn dịch đề kháng nhận diện, sản xuất ra kháng thể giúp loại trừ virus viêm gan B. Vì quá trình này thường không biểu hiện ra ngoài, nên người bị nhiễm virus viêm gan B rồi nhưng sau đó tự khỏi nên không hề hay biết.

Riêng với trường hợp của chị, do không nói rõ tiêm chủng khi nào và có tuân thủ đúng phác đồ hay không (thường một đợt chủng ngừa sẽ phải chích 3 mũi theo lộ trình 0 -1- 6, mũi hai cách mũi một 1 tháng, mũi ba cách mũi hai 6 tháng) nên rất khó xác định nguyên nhân vì sao không đủ kháng thể viêm gan B. Kháng thể Anti HBs cũng có thể thị bị giảm theo thời gian, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe ở mỗi người. Song cũng có khoảng 5% trường hợp không thể tạo được kháng thể mặc dù đã được chủng ngừa.

Hiện tại, do cơ thể chị không đủ kháng thể viêm gan B, nên khả năng bị nhiễm bệnh hoàn toàn có thể xảy ra. Để tăng cường kháng thể, trước tiên, chị cần xét nghiệm lại xem mình có bị nhiễm virus viêm gan B chưa, nếu may mắn chưa bị, chị cần chủng ngừa đúng phác đồ với loại vacxin tái tổ hợp mới nhất hiện nay.

Đồng thời, cần chủ động chăm sóc sức khỏe để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, đặc biệt bổ sung thêm các dưỡng chất quý từ thiên nhiên như Wasabia và S. Marianum có trong sản phẩm Hewel để giúp chăm sóc, bảo vệ và tăng cường sức đề kháng, khả năng chống độc cho gan từ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh gan do virus và hạn chế tổn thương gan trước đại dịch thực phẩm bẩn hiện nay.

Ngoài ra, trong cuộc sống, hãy luôn quan hệ tình dục an toàn, thận trọng khi dùng các vật sắc nhọn như dụng cụ làm móng, kim châm cứu,… vì virus viêm gan B lây qua đường máu và quan hệ tình dục không an toàn.

Viêm gan B có gây triệu chứng đau nhói bụng dưới rốn không?

Đây là câu hỏi được một bạn tại Đà Nẵng đã hỏi Alobacsi nhờ tư vấn khi bạn có triệu chứng đau nhói bụng phía dưới rốn, nên không rõ đây có phải là dấu hiệu của bệnh viêm gan B hay không

Chi tiết nội dung câu hỏi như sau: “Lúc tối em ngủ thì phần bụng dưới rốn bên phải nó đau nhói lên từng cơn. Như vậy có nghiêm trọng không ạ? Em đang điều trị viêm gan B bằng thuốc tenofovir được 5 năm nay ạ.

Cho em hỏi, lúc tối em ngủ thì phần bụng dưới rốn bên phải nó đau nhói lên từng cơn, em ấn tay vào thì không đau nên không phải đau bụng, mà nó là đau nhói lên.

Vì ngày hôm đó em chỉ uống 2-3 cốc nước nên em đi uống nước là nó tự hết, sau đó 3 giờ hết nước nó lại đau, và em uống nước thì lại hết. Vậy cho em hỏi là em bị như vậy là do đâu ạ? Có nghiêm trọng không ạ, em đang điều trị viêm gan B bằng thuốc tenofovir được 5 năm nay ạ? Cảm ơn bác sĩ.

(Phuc Vo – Đà Nẵng)”

Viêm gan B

Trả lời vấn đề:

Chào em,

Trường hợp của em tôi nghĩ cái đau này chủ yếu là do co thắt ruột già chứ không phải do viêm gan B . Tuy nhiên, để chính xác, em nên đi khám với bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa gan mật và làm thêm siêu âm, thậm chí nếu cần thì có thể làm nội soi ruột già thì mới chẩn đoán chính xác được.

Thân mến!

Theo ThS.BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương/Alobacsi

 

Tìm hiểu thêm về bệnh xơ gan

xơ gan

Xơ gan là không thể phục hồi trong bất cứ trường hợp nào, chỉ có thể làm chậm quá trình xơ hóa. Đây là loại bệnh lý về gan vô cùng nguy hiểm, chỉ xếp sau ung thư gan. Vì vậy, điều cần thiết, khi ở cấp độ nhẹ của các bệnh lý về gan, người bệnh cần có những biện pháp điều trị, ngăn ngừa bệnh diễn tiến sang xơ gan. Phòng bệnh luôn luôn dễ dàng hơn trị bệnh.

 

Sản phẩm nào hỗ trợ giúp gan được bảo vệ tốt hơn không

Cách đây 3 tháng, tôi đi xét nghiệm cho kết quả nhiễm virus viêm gan B. Hiện tôi đang dùng thuốc và kiêng rượu bia, Xin hỏi bác sĩ, sau khi tình trạng ổn định, tôi có được sử dụng rượu bia không? Và có sản phẩm nào hỗ trợ giúp gan được bảo vệ tốt hơn không?

Men gan cao dùng cà gai leo và diệp hạ châu

Hỏi: Gần đây tôi đi khám thấy men gan cao, sau đó tôi nghe một số người mách nước nói dùng cà gai leo và diệp hạ châu nấu uống. Nhưng sao tôi uống mấy tháng nay mà vẫn thấy không ăn thua. Xin BS tư vấn có cách nào hiệu quả hơn trong trường hợp của tôi không?

Làm sao để phát hiện sớm bệnh gan khi gan không có biểu hiện đau

Tôi nghe nói gan là cơ quan không biết đau, nếu như dạ dày, khớp, răng thì khi đau bệnh nhân sẽ dễ dàng nhận biết để đi khám kịp thời. Vậy làm sao để phát hiện sớm bệnh gan khi gan không có biểu hiện đau?

Điều trị thuốc kháng giáp nên ảnh hưởng đến các chức năng trong cơ thể

Hỏi: Chao bác sĩ. Tôi là nữ, bị bệnh nhiễm độc giáp (cường giáp) và đang điều trị thuốc kháng giáp nên ảnh hưởng đến các chức năng trong cơ thể như tim, gan, thận, vv… Vậy tôi có thể dùng thêm Hewel để hạn chế tác dụng phụ của thuốc điều trị cường giáp không?

Em hay bị nổi ngứa, đi khám ở nhiều nơi mà không hết

Hỏi: Chào bác sĩ! Em năm nay 26 tuổi, khoảng 5 tháng nay em hay bị nổi ngứa, đi khám ở nhiều nơi mà không hết, có nơi chuẩn đoán là nổi mề đay, có bác sĩ bảo là bị viêm da dị ứng,… nhưng đến nay vẫn chưa hết. Hiện em đang uống các loại nước thanh nhiệt, giải độc gan, nhưng vẫn chưa thấy hiệu quả. Cứ mỗi khi bị ngứa, gãi thì nổi lên những đường trên da, chỗ nổi đó khi sờ vào thấy hơi nóng. Xin bác sĩ tư vấn giúp em, xin cảm ơn!

Thích ăn đồ cay và uống vài ly rượu mỗi ngày, có làm hại gan không?

Hỏi: Tui biết là ăn cay và uống nhiều rượu sẽ ảnh hưởng đến dạ dày, nhưng không biết nó có làm nóng gan không bác sĩ? Tui thích ăn đồ cay và uống vài ly rượu mỗi ngày, có làm hại gan không? Nếu hại thì tui nên làm gì BS?